Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Hoàng Đế
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Sức Khỏe Là Tài Sản Quý Giá Nhất Trên Đời Mà Khi Mất Nó Ta Mới Cảm Thấy Hối Tiếc
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những vấn đề về Stress (căng thẳng và mệt mỏi)

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 4
Join date : 16/01/2009
Age : 39
Đến từ : Mội Nơi Nào Đó Trên Mảnh Đất Này

Những vấn đề về Stress (căng thẳng và mệt mỏi) Empty
Bài gửiTiêu đề: Những vấn đề về Stress (căng thẳng và mệt mỏi)   Những vấn đề về Stress (căng thẳng và mệt mỏi) Icon_minitimeSat Jan 31, 2009 9:59 pm

BS. Nguyễn Minh Hương

Trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và sinh hoạt, con người có thể bất ngờ gặp stress mạnh, đột ngột; hoặc có khi lại gặp kiểu stress diễn ra với cường độ yếu nhưng kéo dài dai dẳng. Hậu quả sau khi gặp stress là bệnh nhân bị chấn thương tinh thần, tình cảm, tổn thương sâu sắc đến sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây stress

Có nhiều nguyên nhân: hoặc đột ngột bất ngờ, hoặc thường xuyên dai dẳng gây nên stress.

Trường hợp đột ngột bất ngờ như: bệnh nhân bị đe dọa tính mạng, người thân bị tai nạn; bệnh nhân chứng kiến một cảnh tượng khủng khiếp quá sức chịu đựng gây chết và bị thương nhiều người do thiên tai, bão lũ, sóng thần, động đất, sét đánh; do thảm họa: cháy nổ, sập nhà, sập cầu; do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau.

Trường hợp stress diễn ra thường xuyên dai dẳng như: bệnh nhân bị hành hạ thể xác và tinh thần, bị ngược đãi, là nạn nhân của bạo lực gia đình, học sinh lo lắng trong thi cử, những người làm việc quá khả năng kéo dài, những cặp vợ chồng hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn trong gia đình, ngoài xã hội.

Sự mạnh, yếu về tâm lý và thể trạng của bệnh nhân có tính chất quyết định đến phản ứng của cơ thể trước những stress như: bệnh nhân luôn lo lắng một cách quá mức cho người thân hoặc bất cứ một công việc gì, thời gian kéo dài gây phản ứng của cơ thể với stress. Bệnh cấp tính hay mạn tính ảnh hưởng trên cơ thể bệnh nhân: đau đầu, mất ngủ, đau dạ dày, đau tim, hen suyễn, đau xương khớp... cũng gây lo lắng, mất ngủ hoặc sợ hãi, chán nản bi quan cho bệnh nhân.

Biểu hiện của chứng bệnh do stress

Phổ biến là bệnh nhân tái hiện chấn thương. Tùy theo từng không gian, thời gian và trạng thái tinh thần của bệnh nhân, sự tái hiện có thể diễn ra dưới dạng trỗi dậy từng lúc, bệnh nhân không tự kìm chế được những ký ức về cơn ác mộng hay trạng thái căng thẳng mà ở đó tính cường điệu hay suy diễn theo xu hướng bệnh lý phân li ý thức, khi đó người bệnh có vẻ sống lại một cách sinh động những điều gây tổn thương như là sự việc vừa xảy ra.

Bệnh nhân biểu hiện tâm trạng sợ hãi lo âu, tăng cảm giác, đặc biệt là triệu chứng về thính giác ù tai, cảm giác đầu ồn ào, mất ngủ kéo dài, khó tập trung chú ý hay giảm trí nhớ. Nhiều trường hợp bệnh nhân biểu hiện trạng thái căng thẳng, hoảng sợ hoặc lo âu bi quan khi các tình huống nguy hiểm tái hiện lại trong ký ức. Khi đó có thể gây ra phản ứng kịch phát của các triệu chứng cấp tính: từ một trạng thái “ngây dại” “mù mờ”, đặc trưng bởi thu hẹp ý thức và mất khả năng chú ý, mất khả năng tiếp nhận các kích thích và mất định hướng, tình cảm bất định vui buồn lẫn lộn, đến trạng thái dễ kích thích và xung khắc với mọi người mà trước khi bị bệnh không có, bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên, run rẩy, đôi khi họ bùng nổ dữ dội với thái độ hung hăng. Một số bệnh nhân uống rượu, hút thuốc hay các chất nghiện khác như một cách làm dịu tình trạng đau khổ bên trong sự tăng hưng phấn thiếu ức chế. Chứng bệnh tiến triển làm cho bệnh nhân mệt mỏi và thường than phiền về sự thờ ơ vô cảm của bệnh nhân đối với người thân, sự vật và các sự kiện ở môi trường xung quanh, bệnh nhân ngày càng trở nên lãnh đạm, mất sự lạc quan, tin tưởng vào người khác và chính cả bản thân mình, hoài nghi về mọi vấn đề mà trước đó bệnh nhân cho là đúng, nhiều lúc bệnh nhân cảm thấy như vắng ý thức và mất cảm xúc thực tại về tình cảm, bị tách rời và trở nên xa lạ với người thân, bạn bè. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, vã mồ hôi, cơn nóng bừng hay tê lạnh, dị cảm ở chi hay cảm giác châm chích da, tê bì...

Bệnh tiến triển có tính chất cấp tính, tự nhiên hết, các triệu chứng mất dần trong khoảng 6 tháng. Đối với những bệnh nhân có quá trình bệnh mạn tính, khởi phát chậm thì sự bình phục lâu hơn, một số trường hợp để lại di chứng về rối loạn hành vi hay loạn tâm thần.

Chữa trị chứng bệnh stress ra sao?

Biện pháp tâm lý: phải loại bỏ các stress. Nếu còn tái hiện stress người bệnh cần được áp dụng các biện pháp điều trị như sau: Liệu pháp tâm thần, bệnh nhân tự biết mình đang được khuyến cáo, liệu pháp này nhằm vào việc phân tích rõ những mâu thuẫn vô thức, có thể đem lại một sự thay đổi tâm lý học làm tăng thêm sự hiểu biết về mình và tạo ra một sự dung nạp có xu hướng bên trong hay một phản ứng âm tính trước stress nặng. Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động của thầy thuốc và người thân có thiện cảm gần gũi bệnh nhân có thể làm giảm các triệu chứng qua trấn an. Phương pháp thư giãn, là giúp cho bệnh nhân tự ý làm chủ các hoạt động tự động, vì thế làm giảm sự tăng hoạt động, trầm tư cũng là dạng thư giãn đặc biệt giúp cho bệnh nhân giảm lo âu, tập trung tư tưởng hơn. Có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn và hỗ trợ tinh thần tốt cho bệnh nhân.

Dùng thuốc điều trị: Có thể dùng một trong các thuốc sau: diazepam. Liều lượng nên bắt đầu uống 5mg/lần, ngày 2 lần, không nên điều chỉnh liều lượng cho đến khi người bệnh có trạng thái vững vàng; hạn chế của diazepam là bệnh nhân dễ lệ thuộc vào thuốc sau thời gian điều trị. Những bệnh nhân hốt hoảng lo sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng; amitriptrylin, liều khởi đầu có thể 10mg/lần, ngày 2-3 lần. Thuốc propanolol, calcibronat là chế phẩm của bromure và calcium (bromogalactoglucpnate calcium) thuốc có tác dụng điều trị chống lo âu, mất ngủ và làm êm dịu thần kinh, liều dùng từ 1-2g/ngày.

Giải tỏa stress bằng cách nào?

PGS.TS. Cao Tiến Đức

Người bị áp lực từ công việc, học tập dễ mắc stress.

Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu những tác động của môi trường xung quanh. Khi đáp ứng của cá nhân đối với yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp, cân bằng mới không được tạo ra, lúc đó chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, các bệnh lý của cơ thể, tâm lý, tập tính có thể xuất hiện, tạo ra các stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.

Những lý do dễ làm chúng ta bị stress

Mối quan hệ trong gia đình: Kết hôn, sinh con, nuôi con, kế hoạch cho tương lai, những chuyện ngoài xã hội được đem về nhà... là những vấn đề có thể nảy sinh stress. Stress dễ lan truyền từ thành viên này sang thành viên khác của gia đình. Người chịu stress nhiều nhất chính là những đứa trẻ. Nếu không được kiểm soát, stress có thể phá vỡ gia đình.

Yếu tố xã hội: Môi trường sống, mật độ dân cư, tài chính, sự bùng nổ thông tin, sự thay đổi nghề nghiệp, giáo dục, biến đổi hệ thống giá trị và các tập tục truyền thống... là những yếu tố làm chứng lo âu tăng mạnh, hiện tượng trầm cảm cũng gia tăng. Những biến đổi xã hội là không thể tránh khỏi, vấn đề là phải làm chủ bản thân, cần phải tự trang bị kiến thức cho mình để chủ động loại trừ và đối phó với stress. Bên cạnh đó cũng cần chia sẻ gánh nặng tâm lý với người xung quanh để tìm biện pháp đối phó.

Stress từ công việc: Những áp lực về công việc đang tạo ra không ít tác động đến cuộc sống của con người, sự căng thẳng triền miên đã thúc đẩy sự hình thành stress và tiến tới là trầm cảm.

Cập nhật những biện pháp điều trị stress

Điều trị bằng tâm lý liệu pháp

Các liệu pháp tác động tập tính: như phương pháp giải tỏa cảm xúc một cách có hệ thống và phương pháp học tập xã hội (qua cách đối phó với những tình huống tương tự như tình huống stress hoặc qua cách đối phó với một tình huống tưởng tượng đóng vai trò là tình huống stress).

Điều chỉnh lối sống: Những bệnh nhân không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và những người gặp khó khăn khi phải thích nghi với các tình huống stress, cần làm cho họ ý thức rõ rệt về lợi ích của việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể với stress, sử dụng hài hòa, cân bằng thời gian dành cho việc thư giãn, chơi thể thao và thời gian dành cho công việc nghề nghiệp. Các thói quen ăn uống cũng cần phải thích hợp, tránh làm tăng trọng lượng cơ thể một cách quá mức.

Giúp người bệnh khẳng định bản thân: sẽ giúp cho bệnh nhân làm chủ được tình cảm, những thái độ thụ động, thù địch thường gây ra những phản ứng không thích hợp và quá mức. Những thái độ không thích hợp có thể do chủ thể có những suy nghĩ lệch lạc hoặc do những ức chế xã hội. Luyện tập cho bệnh nhân đối phó với các tình huống stress, bằng cách đưa họ vào những tình huống stress có cường độ tăng dần và thay đổi vai trò của họ từ bệnh nhân thành những người tham gia điều trị.

Liệu pháp nhận thức: Trong giai đoạn đầu: hướng dẫn bệnh nhân tìm ra những suy nghĩ lệch lạc của mình khi đánh giá tình huống stress. Sự đánh giá này được người bệnh nhận xét, phê phán với sự trợ giúp của thầy thuốc.Trong giai đoạn hai: giúp bệnh nhân đề xuất những suy nghĩ, những nhận thức thích hợp để chống lại các suy nghĩ lệch lạc. Trong giai đoạn ba: những suy nghĩ mới, những nhận thức thích hợp được người bệnh đem ra thử thách trong thực tế.

Phương pháp tiếp cận cơ thể: Một trong biểu hiện quan trọng của bệnh lý stress về cơ thể là rối loạn thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp. Các liệu pháp cơ thể chủ yếu nhằm điều trị hai loại rối loạn này.

Liệu pháp luyện tập tự sinh của Schultz: Bệnh nhân ở tư thế nằm, tập trung suy nghĩ về những phần cơ thể được giãn cơ thoải mái. Lời hướng dẫn là những câu ám thị để bệnh nhân luyện tập và có những cảm giác như: tay phải nóng lên, chân phải rất nặng hoặc tim đập chậm, rất chậm... Thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh qua băng ghi âm, ghi hình... Bệnh nhân sẽ có được khả năng tự thư giãn sau nhiều tháng luyện tập đều đặn (mỗi tuần ít nhất luyện tập một lần).

Liệu pháp thư giãn cơ bắp dần dần: Mục đích của liệu pháp là làm cho chủ thể có được một sự thư giãn mà trong đó chủ thể làm chủ được mình và sự thư giãn dần dần xuất hiện một cách thường xuyên, giúp cho cơ thể thích nghi tốt hơn với các tình huống stress.

Liệu pháp tác dụng ngược sinh học: Các phương tiện đo lường chỉ số sinh học của cơ thể như điện cơ, nhiệt độ da... sẽ thông báo cho người bệnh biết về các trạng thái sinh lý của cơ thể. Các thông tin này cho phép người bệnh học cách tự mình kiểm soát và điều chỉnh các quá trình sinh lý theo chiều hướng đáp ứng tốt hơn khi gặp các tình huống stress.

Liệu pháp dùng thuốc

Liệu pháp dùng thuốc chỉ được sử dụng khi có các biểu hiện stress bệnh lý. Ngoài ra, biện pháp này còn được sử dụng để góp phần phục hồi khả năng thích ứng của chủ thể và làm giảm nhẹ các rối loạn stress. Điều trị stress bằng thuốc thường cần phối hợp với các liệu pháp tâm lý.

Các thuốc thường được sử dụng: Thuốc bổ sung magiê, canxi; Các vitamin, glucocorticoid; Các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: các thuốc giảm lo âu, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc dưỡng não... Các thuốc chủ yếu tác dụng ngoại biên: các thuốc chẹn bêta, một số thuốc đặc hiệu khác...

Phòng stress

Duy trì sức khỏe tốt, biết chấp nhận tất cả những gì mình có; Duy trì các mối quan hệ bạn bè thân thiết; Sáng tạo trong công việc, tránh nhàm chán và áp lực. Khi gặp các vấn đề khó khăn cần sử dụng các phương pháp phân tích với những vấn đề có liên quan đến stress. Nên tập thể dục thường xuyên, ghi nhật ký để giải tỏa căng thẳng cá nhân.
Về Đầu Trang Go down
http://ionvn.com
 
Những vấn đề về Stress (căng thẳng và mệt mỏi)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Hoàng Đế
 :: Diễn Đàn CLB Hoàng Đế :: Các Bài Viết Về Sức Khỏe
-
Chuyển đến